Giếng trời ngày càng được thiết kế phổ biến vì được xem là một giải pháp “điều tiết khí hậu” cho cả ngôi nhà. Vì vậy, việc lựa chọn cây trồng giếng trời phù hợp đang trở thành điều mà mọi người quan tâm và tìm kiếm. Vậy loại cây nào phù hợp để trồng ở giếng trời? Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công nhà trọn gói, ZEN architects sẽ giải đáp thắc mắc đó ngay bài viết dưới đây.
Vì sao nên trồng cây ở giếng trời trong nhà?
Xét về mặt công năng, giếng trời là nơi đón nhận, phân bổ ánh sáng và lưu thông không khí trong nhà nên sẽ là vị trí rất thích hợp để trồng cây xanh. Đặc biệt với các nhà ống có thiết kế dài, hẹp ngang nên việc trồng cây ở giếng trời hay khoảng thông tầng sẽ là một giải pháp tối ưu điều hòa khí hậu cho các không gian chức năng.
Xét về mặt phong thủy, giếng trời thường được đặt ngay vị trí trung tâm nên khi kết hợp với cây xanh sẽ kích thích vượng khí trong nhà, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Tổng hợp những loại cây trồng giếng trời được ưa chuộng nhất hiện nay
Cách thiết kế tiểu cảnh giếng trời trong nhà được ứng dụng phổ biến nhất là trồng cây theo tầng với một cây thân gỗ cao làm chủ đạo, tầng trung và tầng thấp được bố trí bằng những cây thấp dần để lắp đầy khoảng trống xung quanh giếng trời.
Cây trồng giếng trời chủ đạo
Những cây trồng giếng trời chủ đạo thường là cây thân gỗ, dễ sống và có kích thước lớn để khi phát triển tán lá có thể bao trùm toàn bộ không gian của đáy giếng trời. Dưới đây là 7 loại cây thân gỗ được trồng phổ biến trong các khoảng thông thầng và giếng trời:
Cây khế
Cây khế là loại cây thân gỗ nhỏ, có chiều cao từ 3 – 7m, sinh trưởng được trong điều kiện ít nắng, chịu được bóng râm nên rất thích hợp trồng ở giếng trời trong nhà. Đồng thời, đây là loại cây có sức sống cao vầ dễ sống nên không cần mất quá nhiều thời gian để chăm sóc. Bên cạnh đó, theo phong thủy cây khế còn giúp cân bằng âm dương, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Cây lộc vừng
Cây lộc vừng là cây trồng giếng trời rất được ưa chuộng bởi vì nó nằm trong bộ tứ cây phong thủy “sanh, sung, tùng, lộc”. Đây là loại cây dễ trồng, không chỉ góp phần gia tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống mà còn đem lại nhiều may mắn, tài lộc, hưng thịnh cho gia chủ đúng như cái tên của mình.
Lộc vừng là cây thân gỗ sống lâu năm với chiều cao trung bình từ 2 – 5m, đặc biệt hoa đỏ mọc thành dải rủ xuống cùng mùi hương dịu nhẹ đặc trưng. Cây dễ dàng ra hoa tự nhiên và thời gian ra hoa cũng tương đối dài trong điều kiện đủ nắng và gió.
Cây phát tài núi
Cây phát tài núi có chiều cao trung bình từ 1 – 5m là lựa chọn thích hợp cho những giếng trời có diện tích hạn chế. Đặc biệt, cây có sức sống bền bỉ, khả năng chịu hạn tốt nên có thể thích nghi được với mọi điều kiện thời tiết. Trong phong thủy, phát tài núi có ý nghĩa tích cực, mang lại nhiều niềm vui và may mắn cho gia chủ.
Cây đào tiên
Cây đào tiên hay được gọi là cây trường sinh là loại cây thân gỗ có tán lá rộng, dáng thẳng, chia nhiều nhánh nhỏ và dài nhưng không quá cao nên rất thích hợp được chọn làm cây trồng giếng trời. Đây là loại cây khá dễ trồng, ra quả sau 3 – 4 năm và có thể sống trong điều kiện không có nhiều ánh nắng. Khi trồng đào tiên ở giếng trời, nên chừa lại một khoảng trống lớn để cây có thể phát triển và sinh trưởng tốt.
Cây kim ngân
Cây kim ngân là sự lựa chọn tối ưu khi giếng trời nhà bạn có diện tích không quá lớn những vẫn muốn bố trí cây xanh. Đây là loại cây bóng râm, chịu nước tốt và phù hợp với những nơi có ánh sáng ít như giếng trời. Đặc biệt, cây có 5 lá tượng trưng 5 yếu tố ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ trong phong thủy, giúp mang lại tiền tài, thịnh vượng cho gia chủ.
Cây ngọc lan
Ngọc lan là cây trồng giếng trời được nhiều gia chủ ưa chuộng bởi không chỉ có hương thơm dịu dàng, dễ chịu mà còn có khả năng hấp thụ các loại khí độc như SO2 và Cl có trong không khí. Đây là loại cây thân gỗ mọc thẳng, ưa sáng, kích thước lá to tầm trung và xanh quanh năm. Đặc biệt, ngọc lan trắng và ngọc lan vàng là 2 loại được trồng phổ biến vì có hoa rất thơm, thường được dùng làm nguyên liệu trong các loại dầu thơm hay kem chải tóc.
Cây hoa ban
Cây hoa ban mang đậm bản sắc cửa núi rừng Tây Bắc với màu trắng tinh khôi biểu tượng cho sự chung thủy, vẻ đẹp thuần khiết của người phụ nữ. Cây có sức sống mãnh liệt, khả năng chịu được sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt tốt, không đòi hỏi nhiều thời gian chăm sóc nên rất thích hợp trồng ở giếng trời hay các khoảng thông tầng trong nhà.
Cây trồng tầng trung
Ngoài cây chủ đạo, bạn nên trồng thêm những cây tầng trung phía dưới để tạo sự liền mạch cho không gian đáy giếng trời. Một số cây trồng giếng trời tầng trung phổ biến là ngũ gia bì, cau tiểu trâm, đinh lăng, bạch mã hoàng tử, ráng ổ phụng,… Bạn có thể linh hoạt kết hợp nhiều loại cây trồng với nhau tùy theo sở thích nhưng phải đảm bảo không tương khắc nhau về phong thủy.
Cây trồng giếng trời tầng thấp
Bạn có thể phủ xanh lớp nền cho đáy giếng trời bằng các loại cây có kích thước nhỏ, dễ trồng, dễ thích nghi và nhanh phát triển như sen đá, hồng môn, lan ý,… Để giếng trời thêm sinh động, bạn có thể trang trí thêm tiểu cảnh, sỏi đá, phụ kiện tùy theo gu thẩm mỹ của mình.
Một số lưu ý khi trồng cây tiểu cảnh giếng trời
Để cây trồng giếng trời có thể phát triển và sinh trưởng tự nhiên thì bạn nên lưu ý một số điều như sau:
- Cung cấp đủ ánh sáng: ánh sáng tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây, vì vậy khi thiết kế bạn nên tính toán để thiết kế giếng trời sao cho phù hợp, đáp ứng đủ điều kiện ánh sáng của loại cây mình muốn trồng.
- Thường xuyên chăm sóc: bất kể loại cây dễ trồng đến đâu cũng cần được thường xuyên chăm sóc cơ bản như tưới nước, bón phân, cắt tỉa để cây có thể phát triển khỏe mạnh.
Trên đây là những chia sẻ của ZEN architects về 7 loại cây trồng giếng trời được nhiều gia chủ yêu thích nhất. Hy vọng sẽ giúp ích trong quá trình hoàn thiện không gian sống của bạn. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình thiết kế công trình của mình, hãy liên hệ ngay với ZEN architects – Công ty thiết kế xây dựng hàng đầu qua 0344.533.533 để được hỗ trợ và tư vấn tận tình nhất!