Hiện tượng tường nhà bị nứt không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn như “quả bom nổ chậm” tạo cảm giác bất an, lo lắng cho người sinh sống trong nhà. Vậy nứt tường nhà có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục tường nhà bị nứt triệt để? Với hơn 5 năm kinh nghiệm sửa chữa nhà trọn gói, ZEN architects sẽ giải đáp những thắc đó qua bài viết dưới đây.
Nứt tường nhà có nguy hiểm không?
Nứt tường nhà có nguy hiểm không là vấn đề khiến rất nhiều gia chủ lo lắng, nặng lòng. Việc tường nhà bị nứt hay bong tróc là hiện tượng xảy ra thường xuyên dù là nhà mới xây hay xây lâu rồi.
Đối với các vết nứt bề ngoài mặt tường như vết chân chim, vết nứt sơn thì gia chủ không nên quá lo lắng vì nó hầu như không ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà. Tuy nhiên, nó sẽ làm mất đi tính thẩm mĩ của ngôi nhà, tạo cảm giác bất an, lo lắng khi sống trong ngôi nhà có nhiều vết nứt.
Đối với hiện tượng tường nhà bị nứt sâu thì không chỉ dừng lại ở việc mất thẩm mỹ mà nó như một quả bom nổ chậm gây ra rất nhiều hậu quả vô cùng khó lường. Nếu tường nhà bị nứt lớn không được kiểm soát kịp thời sẽ khiến nhà bị gạch vữa rơi xuống, nước mưa ngấm vào trong nhà gây ẩm mốc. Về lâu dài nếu không được khắc phục sẽ khiến nhà bị đứt gãy và nặng hơn có thể gây sập nhà.
Nguyên nhân tường nhà bị nứt
Hiện tượng tường nhà bị nứt xảy ra do nhiều nguyên nhân, dù là chủ quan hay khách quan bạn cũng cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để đưa ra phương án xử lý phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến tường nhà bị nứt:
Do tác động của thời tiết
Mưa nhiều làm cho tường bị ẩm hay xây nhà vào thời tiết nắng gắt cũng chính là nguyên nhân khiến cho tường nhà bị nứt. Đối với nguyên nhân này chúng ta chỉ khắc phục chứ không thể phòng ngừa trước, bạn cần xử lý ngay để tránh tình trạng vết nứt trở nên khó khắc phục.
Nhà được xây trên nền đất yếu
Nhà xây trên nền đất yếu thì khi ép cọc không đều hay sai lệch tim sẽ khiến móng dễ bị lún cũng là nguyên nhân khiến tường nhà bị nứt sau một thời gian sử dụng. Vì vậy khi xây nhà cần cần hạn chế mua đất ruộng, ao, hồ… vì đất ở đây mềm nên rất dễ bị lún.
Kỹ thuật thi công xây dựng kém
Thợ thi công xây dựng có tay nghề kém cũng là một nguyên nhân chủ yếu khiến tường nhà xuất hiện vết nứt. Dưới đây là 3 nguyên nhân chính khiến tường nhà bị nứt do kỹ thuật thi công kém:
- Không dùng đúng loại bột trét tường phù hợp
- Tường nhà không được trát phẳng
- Lăn sơn nước không đúng trình tự kĩ thuật
Tường nhà bị nứt do tác động vật lý vào tường
Một số tác động vật lý vào tường như khoan, đục hay bị ảnh hưởng từ công trình bên cạnh,… cũng là nguyên nhân khiến tường nhà bị nứt. Những tác động này sẽ khiến cho lớp tường và vữa trát bị gãy, tạo nên các vết nứt ngang trên bề mặt của tường.
Cách xử lý các loại vết nứt tường nhà triệt để
Tường nhà bị nứt nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra những hậu quả không thể lường trước. Dưới đây là những cách khắc phục vết nứt tường nhà hiệu quả, bạn cần căn cứ vào đặc điểm và tình trạng của vết nứt để lựa chọn phương án xử lý phù hợp.
Cách khắc phục tường nhà bị nứt ngang
Tường nhà bị nứt ngang là hiện tượng thường hay xuất hiện không chỉ ở những ngôi nhà cũ mà còn ở những ngôi nhà mới xây. Dưới đây là những cách xử lý vết nứt ngang cực kỳ hiệu quả:
Đối với vết nứt nhỏ
Trường hợp tường nhà có vết nứt nhỏ nằm ở lớp vữa trát và chỉ xuất hiện khi sơn trát không đúng kỹ thuật. Đây là trường hợp cơ bản nên bạn có thể tự xử lý để tiết kiệm chi phí bằng cách sau:
- Đục lớp trát cũ dọc theo rãnh khe nứt trên tường.
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực có vết nứt.
- Tưới ẩm vết nứt bằng nước sạch.
- Trát vết nứt bằng vữa già xi măng, cát mịn.
- Đợi khoảng 7 – 10 ngày sau rồi sơn trát hoàn thiện.
Đối với vết nứt lớn
Các vết nứt lớn cần phải được xử lý nhanh để tránh lan ra các khu vực khác. Hiện nay có rất nhiều phương án xử lý vết nứt tường lớn, dưới đây là 2 cách được sử dụng phổ biến:
Xử lý tường bị nứt bằng vữa Monos
- Phạm vi áp dụng: vết nứt đã lâu, không còn khả năng nứt tiếp.
- Ưu điểm: dễ dàng phủ sơn lắp đi dấu vết sửa chữa.
- Nhược điểm: Không có khả năng đàn hồi, nếu tường bị nứt tiếp sẽ xuất hiện vết nứt theo mạch thi công sửa chữa.
- Cách thi công: Mở rộng miệng vết nứt, vệ sinh và tạo ẩm. Sau đó trám lại bằng vữa Monos. Đợi khô, làm phẳng và sơn lại tường.
Xử lý tường bị nứt bằng keo Flet
- Phạm vi áp dụng: vết nứt còn khả năng nứt tiếp.
- Ưu điểm: có khả năng đàn hồi nên khi vết nứt mở rộng, keo có thể che kín trong giới hạn nhất định.
- Nhược điểm: Keo không đồng nhất với tường gây mất thẩm mỹ.
- Cách thi công: Mở rộng miệng vết nứt, vệ sinh và tạo ẩm. Sau đó trám lại bằng keo Flet. Đợi khô, làm phẳng và sơn lại tường nếu cần thiết.
Cách xử lý tường nhà bị nứt dọc
Tường nhà bị nứt nếu để lâu ngày sẽ khiến vết nứt càng lớn, càng tốn nhiều chi phí để sửa chữa cũng như ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Đối với tường nhà có vết nứt dọc sẽ xuất hiện 2 vấn đề là các vết nứt sâu và các nứt tường mép cửa sổ.
Vết nứt sâu
Hiện tượng tường nhà bị nứt sâu xuất hiện với nguyên nhân chủ yếu là do việc thi công xây dựng không theo đúng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các vết nứt này còn gây ảnh hưởng rất nhiều đến những viên gạch phía trong tường. Đối với các vết nứt sâu, bạn nên liên hệ các công ty xử lý vết nứt chuyên nghiệp vì có độ khó cao.
Vết nứt ở mép cửa sổ
Đối với vết nứt ở mép cửa sổ, các hiệu quả nhất là thuê thợ đục lấy đà lanh tô ra và thay đà lanh khác dài hơn, như vậy mới đảm bảo vết nứt không quay trở lại. Còn nếu dùng vữa để trám lại thì chỉ mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn, vết vứt sẽ xuất hiện trở lại sau một thời gian.
Trên đây là những nguyên nhân và cách xử lý tường nhà bị nứt từ đơn giản đến phức tạp. Hy vọng với thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn sẽ có thể xử lý các vết nứt một cách triệt để. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình thiết kế công trình của mình, hãy liên hệ ngay với ZEN architects – Công ty xây dựng hàng đầu qua 0344.533.533 để được hỗ trợ và tư vấn tận tình nhất!