Bạn có nhu cầu và mong muốn tạo nên một tổ ấm cho chính mình, nhưng lại chưa có kinh nghiệm xây nhà? Bạn hồi hộp và lo lắng không biết nên bắt đầu từ đâu? Thì đừng lo, với hàng trăm dự án xây nhà trọn gói được thực hiện, ZEN architects đã đúc kết vô vàn những kiến thức xương máu để có thể tạo nên một loạt những kinh nghiệm xây nhà từ A-Z mà bạn cần phải lưu ý. Đọc bài viết bên dưới để hiểu hơn nhé!
Xem phong thủy làm nhà
Ông bà ta có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì vậy mà để xây dựng nên một tổ ấm mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Bạn cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:
Chọn tuổi làm nhà
Với kinh nghiệm xây nhà nhiều năm, việc xem tuổi được xem là một việc vô cùng quan trọng cần làm đầu tiên khi bạn nghĩ đến việc xây nhà. Điều đó dựa vào 3 yếu tố bát trạch là “Hoang Ốc”, “Kim Lâu” và “Tam Tai”. Ngày xưa, dân gian câu: “Một ba sáu tám Kim Lâu, làm nhà, cưới vợ, tậu trâu xin đừng”. Vì vậy, nếu tuổi gia chủ phạm vào 3 yếu tố trên thì không nên làm nhà nếu muốn gặp phải tai ương, những điều không tốt cho gia chủ.
Khi bạn vẫn muốn xây nhà vào năm đó, thì đừng quá lo lắng. Với kinh nghiệm xây nhà đã có, bạn có thể mượn người thân tuổi tốt đứng ra giải vận hạn. Điều đó giúp tránh vận hạn và đem lại may mắn cho gia chủ.
Chọn hướng làm nhà
Có nhiều câu được người xưa truyền lại về kinh nghiệm chọn hướng làm nhà như: “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam” hay “Nhà hướng Nam không làm cũng có ăn”. Vì vậy nên chọn nhà hướng Nam, Đông Nam hoặc Tây Nam để làm nhà. Lý do rất đơn giản chính là các hướng này có nguồn ánh sáng tự nhiên vừa đủ, gió thổi mát lành thu hút nhiều nguồn năng lượng tích cực.
Tránh chọn hướng Đông và hướng Tây. Một hướng thì nhận ánh sáng chói chang đến nóng gắt, một hướng mang nguồn gió lạnh buốt. Báo hiệu những vận hạn, điềm xấu hướng vào.
Xác định quy mô và nhu cầu sinh sống theo kinh nghiệm xây nhà
Bạn nhất định cần phải xác định quy mô và nhu cầu sinh sống của gia đình khi muốn lên kế hoạch xây nhà. Xây nhà là chuyện cả đời nên không thể cứ đập đi xây lại mãi nếu mỗi lần bạn không vừa ý.
Vì vậy mà bạn cần trả lời cho mình những câu hỏi sau:
- Diện tích tổng mà bạn có là bao nhiêu?
- Gia đình gồm bao nhiêu người? Cần phân chia phòng như thế nào để hợp lý?
- Nhu cầu sinh hoạt của gia đình bạn cần những gì: Khu kinh doanh, khu sinh hoạt, khu học tập, khu thờ cúng….?
Sau khi trả lời được những câu hỏi trên, bạn sẽ xác định được quy mô ngôi nhà là một tầng, hai tầng hay ba tầng… Mục đích sử dụng là chỉ sinh hoạt hay muốn kết hợp kinh doanh… Nhờ vào đó mà việc lên các dự trù kinh phí cũng như tưởng tượng cho mình được một bản thiết kế nhà hợp lý hơn.
Dự trù kinh phí theo kinh nghiệm xây nhà
Trong quá trình chuẩn bị cho việc xây nhà, chúng tôi nhận thấy rằng bước dự trù kinh phí này được ít người quan tâm. Hoặc nếu có thì chỉ nghĩ đến một khoản nhất định chứ chưa lập ra các đề mục dẫn đến nhiều vấn đề tiền bạc phát sinh từ khâu bắt đầu cho đến khâu hoàn thiện một ngôi nhà. Dẫn đến thiếu hụt hay thậm chí lớn nhất có thể hết kinh phí để tiếp tục. Vì vậy theo kinh nghiệm xây nhà nhiều năm, có ba khoản chi lớn nhất bạn cần chú ý đến là:
Kinh phí – Bước đầu xây nhà
Trong khoản mục này có hai loại phí cần chú ý đến:
- Giấy phép xây dựng nhà ở: Tùy vào quy mô, diện tích hay vùng miền mà chi phí cũng khác nhau. Bạn nên tham khảo tại địa phương để biết chi tiết hơn.
- Hồ sơ thiết kế thi công: Thực hiện khi hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế thường được tính bằng tổng diện tích xây dựng x đơn giá thiết kế.
Kinh phí – Trong quá trình xây nhà
Theo kinh nghiệm xây nhà trọn gói cho khách hàng nhiều năm, trong phần kinh phí này thường bao gồm những loại sau:
- Chi phí thiết kế: chi phí này phụ thuộc vào mẫu thiết kế bạn muốn sử dụng, có thể được tiết giảm nếu xây đơn giản, mẫu sẵn.
- Chi phí xây dựng: Gồm phần thô và phần hoàn thiện: chi phí nhân công, giám sát công trình, thuê nhà thầu….
- Chi phí mua sắm vật tư thiết bị: chi phí này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thương hiệu vật tư mà được sử dụng.
Kinh phí – Hoàn thiện xây nhà
Sau khi ngôi nhà được hoàn thiện, chi phí còn lại rơi vào việc thiết kế nội thất, chi phí này không có giá cố định, tùy vào điều kiện mà việc thiết kế nội thất cũng giao động lớn hay nhỏ.
Ngoài những kinh phí trên, một điều quan trọng cũng nên làm đó là dự trù một khoản phát sinh. Thông thường khoản chi phí này thường bằng 10% tổng chi phí đã cộng ở trên.
Tìm kiếm, làm việc với đơn vị thiết kế và thi công
Đừng vì những lời quảng cáo trước mắt như “xây nhà trọn gói giá rẻ” hay “sửa nhà trọn gói giá rẻ” mà tạo điều kiện cho những đơn vị không trung thực đánh lừa bạn!
Khi bạn bắt đầu chọn một đơn vị để thi công nhà trọn gói, để tránh những sự cố hay trường hợp không mong muốn xảy ra. Trước tiên, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn cho mình một công ty xây nhà trọn gói uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề cũng như xem những dự án mà họ đã trải qua. Thứ hai, bạn và đơn vị đồng hành nên cùng nhau tạo nên một bản hợp đồng thi công nhà trọn gói với đầy đủ từng chi tiết nhất, rõ ràng và cụ thể nhất.
Lưu ý những điều kiêng kỵ cần tránh khi xây nhà
Có thể có nhiều bạn không tin, nhưng có kiêng thì có lành. Việc xây nhà là việc cả đời nên nếu muốn gia đình gặp nhiều may mắn, tài lộc dồi dào thì nên tránh những điều sau đây:
- Một là, tránh xây nhà trên mặt bằng thóp hậu
- Hai là, tránh chọn hướng xây nhà trước mặt nhà đổ nát, gần nghĩa địa, miếu, chùa…
- Ba là, tránh xây nhà hình tam giác và thiết kế mái nhọn
- Bốn là, tránh xây phòng bên rộng hơn phòng chính
- Năm là, tránh việc xây phòng theo số chẵn và số bậc theo theo cảm tính. Có một số cách tính bậc cầu thang mang lại may mắn cho gia chủ
- Sáu là, tránh xây nhà khi có tang
Không phải bất kỳ ai cũng biết những thông tin về nhà ở một cách đầy đủ và chi tiết. Vì vậy mà thông qua bài viết trên, ZEN architects hy vọng một phần nào đó đã giúp bạn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm xây nhà ngay khi bắt đầu. Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Liên hệ ZEN architects – Công ty thiết kế xây dựng uy tín tại 0344.533.533 để được tư vấn thiết kế miễn phí!