2 cách chống thấm nhà vệ sinh cực kỳ hiệu quả

Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với nước nên rất dễ gây ra tình trạng thấm dột ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và thẩm mỹ của công trình. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách chống thấm nhà vệ sinh như thế nào sao cho hiệu quả. Với hơn 5 kinh nghiệm sửa chữa cải tạo nhà trọn gói của mình, ZEN architects sẽ chia sẻ tất cả đến các bạn qua bài viết dưới đây.

Những dấu hiệu nhận biết nhà vệ sinh bị thấm

Việc nhà vệ sinh bị thấm sẽ không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thọ và thẩm mỹ của công trình mà còn làm xáo trộn sinh hoạt của mọi người. Nếu nhà vệ sinh bị thấm được phát hiện sớm sẽ giúp các bạn đưa ra các phương án chống thấm nhà vệ sinh kịp thời và tránh được hậu quả đằng sau. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy nhà vệ sinh của bạn đang bị thấm dột:

  • Nhà vệ sinh xuất hiện mùi hôi khó chịu dù không thấy bị nấm mốc hay bồn cầu bị rò rỉ.
  • Các thiết bị trong nhà vệ sinh bị rỉ nước như bồn cầu, vòi sen, bồn tắm,…
  • Trần, tường nhà có dấu hiệu ẩm mốc, rỉ nước, xuất hiện rong rêu, mốc xanh…
  • Gạch bị xỉn màu, xuống cấp hoặc bị nứt, ron gạch bị hở.
chống thấm nhà vệ sinh
Dấu hiệu nhận biết nhà vệ sinh bị thấm.

Nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm và hậu quả

Nhà vệ sinh bị thấm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu, khiến ngôi nhà nhanh chóng bị xuống cấp. Nguyên nhân phổ biến khiến nhà vệ sinh bị thấm là:

  • Hệ thống đường nước bị nứt vỡ gây rò rỉ hoặc tắc.
  • Khâu đổ bê tông không chú trọng chống thấm và không đúng kỹ thuật.
  • Trần nhà, tường nhà bị thấm dột.
  • Các thiết bị nhà vệ sinh bị lắp sai hoặc hư hỏng.
  • Bề mặt gạch lát nhà vệ sinh bị nứt, hở hoặc mạch gạch bị bong làm cho nước thấm qua. 
chống thấm nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh sẽ xuống cấp nếu không được xử lý chống thấm kịp thời.

Khi đã phát hiện và tìm ra nguyên nhân gây thấm, bạn cần đưa ra các phương án xử lý kịp thời. Hậu quả khi không chống thấm nhà vệ sinh kịp thời:

  • Mất thẩm mỹ: những vết nước loang lổ trên tường, trần hay những mảng rêu mốc không những gây mất thẩm mỹ còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
  • Khiến công trình nhanh chóng bị xuống cấp.
  • Không chống thấm nhà vệ sinh ngay từ đầu khiến công trình càng xuống cấp dẫn đến chi phí sửa chữa càng nhiều.

Tổng hợp 2 cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả

Hiện nay trên thị trường có đa dạng các sản phẩm hỗ trợ chống thấm nhà vệ sinh nhưng mỗi loại đều có ưu, nhược điểm riêng. Cùng tham khảo 2 cách chống thấm được sử dụng phổ biến sau đây để tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho nhà vệ sinh của bạn nhé!

Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

Sika là vật liệu chống thấm được sử dụng phổ biến hiện nay với gốc xi măng Polyme cải tiến.

Ưu điểm:

Chống thấm bằng Sika được nhiều người tin dùng bởi có nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Khả năng bám dính và thẩm thấu bề mặt tốt
  • Cách sử dụng đơn giản
  • Trộn nhanh
  • Ngăn nước thấm qua
  • Độ bền cao

Chuẩn bị vật liệu:

Vật liệu thi công gồm: 

  • Sikatop Seal 107: Vữa chống thấm và bảo vệ đàn hồi
  • Sika Tile Grout: Vữa trám khe gạch
  • Sikagrout 214-11:  Vữa rót không co ngót
  • Sikatilebond Gp: Keo vữa dán gạch nền nhà
  • Sikaflex Construction: Chất trám nhét khe đàn hồi
  • Cọ lăn, máy chà tường hoặc bàn chải sắt, bay xây trát
  • Máy khuấy sơn, chổi quét sơn
  • Thùng sạch, ca nhựa hoặc máy phun nước, máy phun ẩm
chống thấm nhà vệ sinh
Sơ đồ chống thấm bằng Sika.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika:

Bước 1: Dùng bàn chải sắt hoặc máy chà tường làm sạch bề mặt bê tông. Nếu có tạo độ dốc thì dùng Sika Latex TH pha loãng theo tỷ lệ 1:1 với nước và trộn cùng bê tông

Bước 2:  Bơm Sikaflex Construction AP xung quanh cổ ống thoát sàn nhà vệ sinh

chống thấm nhà vệ sinh
Bơm Sikaflex Construction AP xung quanh cổ ống.

Bước 3: Rót Sikagrout quanh khu vực cổ ống đã được bơm Sikaflex Construction AP

chống thấm nhà vệ sinh
Rót Sikagrout quanh khu vực cổ ống.

Bước 4: Trộn Sikatop Seal 107 đúng định mức:

  • Chia thành phần bột và nước tương ứng với diện tích cần quét chống thấm (5kg thành phần nước trộn đủ 20kg thành phần bột)
  • Đổ thành phần nước ra xô sau đó đổ từ từ thành phần bột vào sao cho đúng tỷ lệ 1:4
  • Khuấy đều bằng máy khuấy trong vòng từ 3-5 phút
chống thấm nhà vệ sinh
Trộn Sikatop Seal 107.

Bước 5: Quét Sikatop Seal 107:

  • Quét Sikatop Seal 107 lớp 1 bằng cọ hoặc bằng tay theo định mức 2kg/m2/lớp
  • Chờ khoảng 4 tiếng để lớp đầu tiên khô sau đó quét lớp thứ 2
  • Chờ khoảng 12 tiếng để lớp thứ 2 khô sau đó ốp dán gạch bằng Sikatilebond Gp
chống thấm nhà vệ sinh
Quét Sikatop Seal 107 và đợi khô.

Bước 6: Thi công ốp gạch, lát nền bằng vữa dán gạch Sikatilebond Gp

chống thấm nhà vệ sinh
Ốp gạch nhà vệ sinh bằng vữa dán gạch Sikatilebond Gp.

Bước 7: Tiến hành trám khe gạch bằng Sika Tile Grout

chống thấm nhà vệ sinh
Trám khe gạch bằng Sika Tile Grout.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

Bên cạnh việc sử dụng Sika, màng khò nóng cũng được xem là phương án chống thấm nhà vệ sinh cực hiệu quả.

Ưu điểm:

Màng khò nóng được xem là một trong những lựa chọn tốt nhất khi chống thấm nhà vệ sinh với những ưu điểm sau:

  • Có các lớp màng rất dày (3-5mm) nên khả năng chống nước gần như hoàn hảo.
  • Tuổi thọ của màng khò nóng cao
  • Tiến độ thi công nhanh, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thời tiết
chống thấm nhà vệ sinh
Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng có nhiều ưu điểm.

Chuẩn bị vật liệu:

Vật liệu cần chuẩn bị để thi công gồm vật liệu quét lót, màng khò, khí đốt máy khò và các trang bị chống thấm như thiết bị vệ sinh bề mặt, máy khuấy, máy khò nhiệt, trang bị bảo hộ lao động.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần thi công chống thấm

Xử lý bề mặt cần chống thấm sạch sẽ và bằng phẳng. Các vết nứt, lõm, lồi, kết cấu không chắc chắn cần được loại bỏ và xử lý triệt để bằng vữa xi măng – cát trộn với phụ gia chống thấm Sika TH . 

Bước 2: Quét keo kết nối

Sau khi bề mặt được xử lý sạch sẽ, tiến hành quét lớp keo kết nối bằng chổi sơn lên bề mặt cần chống thấm và chờ trong khoảng 60 phút đến khi khô.

chống thấm nhà vệ sinh
Quét keo kết nối.

Bước 3: Dán màng chống thấm

Trải tấm chống thấm lên bề mặt cần chống thấm và dùng đầu khò nung cho lớp màng và keo kết dính vào nhau. Nên dùng lực để đảm bảo độ dính giữa màng và keo, sau đó kiểm tra độ dính trước khi tiếp tục khò ở khu vực tiếp theo với trình tự sau:

  • Mở cuộn màng chống thấm và đặt mặt có lớp phủ polyetylene (bề mặt trơn láng) tiếp xúc với bề mặt cần thi công chống thấm.
  • Mở khoảng nửa vòng lớp màng và khò hơi nóng vào đến khi lớp polyetylene và bitum chảy ra, đảm bảo cho bề mặt bị chảy và nhỏ thành giọt. Sau đó tiếp tục mở và khò hơi nóng.
  • Trong quá trình khò, dùng ru-lô vừa lăn vừa ép chặt tấm màng lên bề mặt thi công.
  • Các mối nối giữa các màng khò phải đảm bảo độ rộng tối thiểu là 10 cm, đồng thời dùng ru-lô vừa lăn vừa nén thật chặt.
chống thấm nhà vệ sinh
Quy trình dán màng chống thấm.

Bước 4: Bảo vệ lớp màng chống thấm

Sau khi lớp màng khò được chống thấm đầy đủ, tiến hành bảo vệ lớp màng bằng cách phủ lên chúng một lớp vữa dày tối thiểu 2 cm để giúp không bị xé rách, bong tróc trong quá trình sử dụng. Cuối cùng, hoàn thiện quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng cách ốp gạch lên trên màng.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika và màng khò nóng với cách làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao nên được rất nhiều người áp dụng. Nếu bạn đang quan tâm đến chống thấm nhà vệ sinh nói riêng hay công ty xây dựng nói chung, hãy liên hệ với ZEN architects để được hỗ trợ và tư vấn tận tình nhất.

Từ khóa .