Mở quán cafe bắt đầu từ đâu? Quy trình mở quán cafe hiệu quả

Xã hội ngày càng phát triển khiến cho đời sống tinh thần của con người ngày càng cao hơn dẫn đến nhu cầu đi cafe ngày càng nhiều. Vì vậy, kinh doanh quán cafe ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nếu bạn đang muốn kinh doanh quán cafe mà chưa biết bắt đầu như thế nào và quy trình ra sao cho hiệu quả thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của ZEN architects nhé!

Xác định vốn và mục tiêu kinh doanh

Để mở quán cafe nghe có vẻ đơn giản nhưng lại cực kì phức tạp và nhiều công đoạn cần phải làm. Bạn cần phải chỉnh chu và nghiên cứu kĩ các vấn đề liên quan thì mới có thể sớm thu hồi vốn và không bị lỗ. Vì thế, việc cần làm đầu tiên đó là xác định vốn và mục tiêu kinh doanh.

  • Xác định số vốn bạn có cho việc mở quán cafe là bao nhiêu? Trong đó cần xác định rõ vốn cố định và vốn lưu động, vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khởi đầu và phát triển của quán. 
  • Xác định chi phí cố định và chi phí duy trì hoạt động theo lượng vốn:
    • Chi phí cố định: tiền đặt cọc và thuê mặt bằng đợt 1, tiền thi công, trang trí quán, tiền dụng cụ, bàn ghế…
    • Chi phí duy trì: tiền thuê nhân công, tiền nguyên liệu, tiền điện nước, tiền pháp lý, tiền chi cho quảng cáo, khuyến mại…
  • Xác định mục tiêu kinh doanh: Không có mục tiêu kinh doanh thì quá trình hoạt động sẽ dễ bị “lạc”, cũng như quán có thể rơi vào tình trạng lỗ. Bạn cần đặt ra cho mình những mục tiêu như trong 3 tháng đầu cần đạt được điều gì. Ví dụ như doanh số đạt 200 triệu/tháng, mục tiêu 1 năm – 2 năm… Tuy nhiên cần phải đặt ra những mục tiêu hợp lý, phù hợp với tiềm lực và thị trường, không phải là những mục tiêu viển vông.

Tùy vào mô hình cafe lớn hay nhỏ mà số vốn bạn bỏ ra sẽ dao động từ vài chục triệu đồng cho đến vài trăm triệu cho quán cafe của mình. Bao gồm các khoản tiền chính sau: Tiền mặt bằng, tiền thiết kế, xây dựng quán cafe, tiền vật dụng trang trí, bàn ghế, nội thất, thiết bị pha cà phê, nguyên liệu, tiền thuê nhân viên,… Bạn có thể ước tính tùy vào mô hình quán cafe mình dự định mở để xem mất khoản bao nhiêu tiền nhé!

Nghiên cứu thị trường quán cafe

Một trong các kinh nghiệm kinh doanh cà phê thành công đó chính là nghiên cứu thị trường, cần quan tâm đến hai yếu tố chính là khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh (các quán cà phê xung quanh đó).

Xác định khách hàng tiềm năng là một trong những yếu tố cần quan tâm hàng đầu trước khi có ý định kinh doanh quán cà phê. Đây cũng là yếu tố giúp bạn định hình được loại hình, hình thức của quán, màu sắc chủ đạo và thiết kế không gian của quán.

Ngoài ra thì nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng là yếu tố mà bạn cần phải quan tâm. Bạn phải khảo sát xem những quán cà phê thu hút lượng khách hàng lớn đang kinh doanh gì? Sản phẩm đó có độc đáo không? Yếu tố nào khiến quát thu hút khách đến vậy. Từ những thông tin thu thập được, bạn có thể tìm ra được chỗ đứng riêng cho mình hoặc làm tốt hơn, khắc phục đi những điểm yếu của đối thủ.

Lựa chọn mô hình kinh doanh quán cafe

Việc kinh doanh quán cafe hiện nay có rất nhiều mô hình khác nhau nên bạn cần phải cân nhắc kĩ nhiều yếu tố trước khi đưa ra lựa chọn mô hình kinh doanh cho quán cafe của mình. Nhìn chung thì ngày nay, quán cafe gồm 3 mô hình chính sau:

  • Quán cafe theo chủ đề: Mô hình quán cafe này thường hướng tới một đối tượng khách hàng nhất định có cùng chung sở thích với nhau như đọc sách, thú cưng, chơi game,.. Nếu bạn cũng có một sở thích nào đó thì hãy chọn ngay mô hình này vì bạn sẽ vừa kinh doanh cafe, vừa được gặp gỡ, giao lưu với những người có cùng sở thích với mình.
  • Quán cafe nhượng quyền thương hiệu: Ngày nay, có khá nhiều người lựa chọn kinh doanh cà phê thương hiệu, tuy chỉ là những cách làm cũ và đứng giữa những cơn sốt về những quán cà phê độc lạ nhưng nó vẫn có chỗ đứng nhất định. Mô hình cà phê thương hiệu này tập trung vào những đối tượng khách hàng tầm trung trở lên và thường được bán ở những nơi đông đúc, khu dân cư sầm uất hoặc các khu vực trung tâm. Để phát triển mô hình này cần một số vốn lớn vì quán cà phê phải được trang trí theo phong cách sang trọng, hiện đại.
  • Quán cafe theo phong cách riêng: Những mô hình quán cafe này sẽ được thiết kế theo những phong cách riêng biệt như phong cách Vintage, phong cách Hàn Quốc,… Để kinh doanh quán cafe theo mô hình này, bạn cần phải thiết kế và trang trí cho quán cafe của mình sao cho thật độc, lạ và tinh tế để thu hút khách hàng, đặc biệt là giới trẻ ngày nay.
Mô hình cafe sách

Chọn vị trí, địa điểm mở quán

Từ việc lựa chọn mô hình kinh doanh và đối tượng khách hàng chính muốn hướng tới, bạn nên lựa chọn thật kĩ lưỡng vị trí để mở quán bởi khi đã mở rồi thì đâu có dễ gì để đổi địa điểm.

Ví dụ như quán cafe sân vườn, cần chọn địa điểm có không gian thoáng đãng, diện tích lớn, tốt nhất là không gần đường lớn để tránh khói bụi và tiếng ồn… Phong cách thiết kế chủ đạo là hướng đến sự tự nhiên, không gian thoáng mát, nhiều cây xanh… Còn quán cafe dành cho giới trẻ thì có thể chọn những địa điểm gần các trường đại học, phong cách đa dạng từ hiện đại, trẻ trung đến vintage, hoài cổ…

Thiết kế, xây dựng quán cafe

Thiết kế và xây dựng quán cafe là bước quan trọng bậc nhất, bởi nó sẽ quyết định phong cách và hình thức bên ngoài lẫn bên trong của quán. Cái đầu tiên mà người ta nhìn vào một quán cafe chắc hẳn là quán đó có đẹp hay không, có ấn tượng gì không. Vì vậy, bạn hãy chọn cho mình một đơn vị thiết kế, xây dựng quán cafe thật uy tín nhé! Tự hào là một công ty kiến trúc với nhiều năm kinh nghiệm cùng hàng trăm dự án lớn nhỏ, bạn có thể an tâm giao việc thiết kế và xây dựng quán cafe cho ZEN architects, chắc chắn chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng hết sức có thể.

Lên menu đồ uống cho quán cafe

Để lên được menu đồ uống cho quán cafe, bạn cần phải nghiên cứu thật kĩ thị trường cafe để có thể đưa vào những món đồ uống hợp lí với giá cả phải chăng cho menu. Đồ uống ngon là yếu tố tiên quyết để khách hàng quay trở lại vào lần sau nên hãy tìm những công thức đồ uồng thật ngon và độc đáo để phục vụ cho thượng đế của mình.

Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ pha chế

Để mở quán cà phê thì cần mua những thiết bị, vật dụng gì chắc hẳn luôn là nỗi trăn trở của những người chủ quán. Tuỳ thuộc vào quy mô và menu của quán, bạn có thể chuẩn bị theo những nhóm sau: 

  • Nhóm Đồ gỗ, Quầy bar, Inox
  • Nhóm Mạng, camera, hút mùi, âm thanh
  • Nhóm Máy móc – Thiết bị, dụng cụ pha chế:
    • Bao gồm: Máy pha cà phê; Máy xay cà phê; Máy xay sinh tố; Máy ép hoa quả; Máy xay đá; Máy lọc nước; Máy đánh trứng; Lò vi sóng
    • Dụng cụ pha chế đồ: Ca đánh sữa, bình lắc pha chế, đồ bào…
    • Vật dụng phụ: dụng cụ đánh bọt, que khuấy, đồ lọc, bình lắc, bình đong rượu phin pha cà phê…
  • Nhóm vật dụng phục vụ: Cốc, chén, đĩa, ly; Khay bưng đồ; Giá treo; Giấy ăn; Menu; Túi đường nhỏ pha trà, cafe… 
  • Nhóm Dụng cụ vệ sinh quán: Máy hút khói; Máy khử mùi; Thùng rác; Khăn lau… 
  • Nhóm vật dụng nội thất, trang trí. Nhóm này rất rộng tuỳ thuộc vào phong cách mỗi quán là khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là list những đồ nội thất cơ bản bạn cần lựa chọn: Quầy pha chế; Tủ trưng bày; Tủ lạnh; Bàn ghế (số lượng tùy theo mô hình cà phê); Biển hiệu; Đèn led; Đèn tạo hiệu ứng; Vật dụng phụ (tùy mô hình): lọ hoa, kệ sách, đèn đốt nến, tranh ảnh, đồng hồ, chuông gió…
  • Nhóm Vật dụng cho nhân viên: Đồng phục; Tạp dề; Bảng tên…
  • Nhóm sản phẩm, phần mềm quản lý quán: Két đựng tiền; Máy bán hàng; Máy order; Máy quẹt thẻ…
  • Khác

Xây dựng đội ngũ nhân viên và quy trình quản lí hiệu quả

Đội ngũ nhân viên cũng tuỳ thuộc vào quy mô của quán và chi phí nhân sự mà bạn có thể bỏ ra. Nếu quán của bạn ở quy mô nhỏ, bạn có thể là người chịu trách nhiệm chính cho việc pha chế và quản lý chất lượng. Nếu quy mô lớn hơn, bạn có thể thuê một đội ngũ nhân viên pha chế và phục vụ, bạn chỉ là người điều hành và quản lý.

Những nhân viên phục vụ trong quán không những cần biết tư vấn, bán hàng mà phải có tác phong phục vụ chuyên nghiệp, tận tình và niềm nở. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng khiến khách hàng có thể quay lại quán bạn thường xuyên. 

Ngoài ra bạn cũng cần chú ý huấn luyện chuyên môn, kỹ năng cho nhân viên tạo sự phối hợp ăn ý giữa nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ, nhân viên thu ngân khẳng định sự chuyên nghiệp với khách hàng. Để đạt được những điều trên, bạn cũng cần chăm sóc nhân viên thật tốt, trả lương xứng đáng và là người truyền cảm hứng cho nhân viên.

Dù quán có quy mô nhỏ hay lớn, bạn cũng cần xây dựng quy trình quản lý hiệu quả. Từ quy trình quản lý kho, nhập hàng, quy trình chăm sóc khách hàng, quản lý nhân viên đến quy trình bán hàng kiểm kê, bán hàng… đều phải rõ ràng và hợp lý.

Quảng bá, xây dựng thương hiệu cho quán cafe

Nếu bạn xác định quán cafe có thương hiệu nhất định về lâu về dài thì cần một hệ thống giúp nhận diện và xây dựng thương hiệu cho quán. Hệ thống này cơ bản bao gồm tên quán, logo, menu, bao bì… 

Bạn cũng có thể tiếp thị bằng các kênh truyền thống hoặc các kênh truyền thống xã hội như Facebook Fanpage, Instagram, Youtube… Trong thời gian đầu có thể sử dụng các chương trình khuyến mãi hay một số cách thức quảng bá quanh khu vực như phát tờ rơi, đặt booth dùng thử… để thu hút khách hàng. Lưu ý, việc tiếp thị phải đi đôi với chất lượng sản phẩm và phục vụ thì mới đem lại hiệu quả.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của ZEN architects về Quy trình mở quán cafe. Hy vọng bạn có thể xây dựng cho riêng mình một quán cafe thật tuyệt vời. Đừng quên ZEN architects công ty kiến trúc chuyên thiết kế, xây dựng và thi công trọn gói các dự án quán cafe, nhà hàng,… Liên hệ ngay cho ZEN architects qua số điện thoại 0344533533 nếu bạn cần tư vấn hay hỗ trợ nhé!