Top 5+ phương pháp chống thấm sân thượng hiệu quả

Hầu hết các công trình sân thượng hiện nay đều ít nhiều bị thấm mốc do sân tiếp xúc trực tiếp với khí hậu bên ngoài. Sân thượng thấm nước ấm mốc ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sinh hoạt của người sử dụng cũng như sức khoẻ của con người. Đây là vấn đề được hầu hết các gia chủ cũng như các đơn vị thiết kế thi công kiến trúc quan tâm. Bài viết dưới đây ZEN architects sẽ hướng dẫn bạn đọc một số phương pháp chống thấm sân thượng hiệu quả được rất nhiều người áp dụng thành công.

Nhận biết sân thượng bị thấm

Để nhận biết sân thượng bị thấm, bạn có thể nhìn và quan sát bằng mắt thường với những hiện tượng có thể xảy ra như:

  • Bề mặt sân thượng xuất hiện vết nứt chân chim hoặc vết nứt to
  • Gạch sân thượng bị bung lên
  • Bề mặt sân thượng có hiện tượng sủi bóng nhỏ khi có mưa
  • Xuất hiện rêu bám trên sân thượng, có màu nâu đen
  • Tường sân thượng bị ẩm thấp, có mùi có chịu

Khi xuất hiện một hoặc nhiều những hiện tượng ở trên thì chắc chắn rằng sân thượng nhà bạn đang bị thấm nước, hãy thực hiện ngay những phương pháp xử lý thấm nước hoặc chống nước cho sân thượng để tránh gây ảnh hưởng khi sinh hoạt.

chống thấm sân thượng
Cách nhận biết sân thượng bị thấm nước

Nguyên nhân khiến sân thượng bị thấm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến sân thượng bị thấm và cần phải được xử lý ngay. Một số nguyên nhân đặc biệt nổi trội mà bạn có thể nhận biết được như:

  • Do khí hậu ở Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, thời tiết mưa nắng nhiều khiến bề mặt sân thượng co giãn nhiều theo thời gian tạo những khoảng trống gây thấm nước.
  • Chất lượng công trình không đảm bảo, nguyên vật liệu đầu vào không đảm bảo chất lượng gây nên hiện tượng ẩm thấp cho sân thượng.
  • Không được thực hiện các biện pháp chống thấm trước đó, về lâu dài công trình bị thấm nước.
  • Công trình đã được sử dụng nhiều năm không tu sửa và bảo dưỡng thường xuyên, gây nên hiện tượng xuống cấp và thấm nước.

Các phương pháp chống thấm sân thượng

Chống thấm sân thượng là một bước quan trọng trong quá trình thi công thiết kế sân thượng. Dưới đây là một số phương pháp chống thấm sân thượng hiệu quả được nhiều người áp dụng.

Chống thấm sân thượng bằng màng khò nóng

Màng chống thấm khò nhiệt hay còn gọi là màng chống thấm khò nóng. Đây là màng chống thấm dẻo, được điều chế từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất polymer APP có chọn lọc. Độ dày của màng khoảng từ 3 – 5mm, vì thế việc nước xâm nhập qua lớp màng này gây thấm nước cho bề mặt sân thượng là bất khả thi.

Các bước thực hiện chống thấm bằng màng khò:

Bước 1: Quét lớp tạo dính:

Dùng lăn sơn để quét lớp tạo dính một lớp mỏng và đều bao phủ bề mặt bê tông. Đợi sau khi lớp tạo dính khô, bắt đầu dán màng chống thấm.

Bước 2: Dán màng chống thấm khò nóng:

Dán màng khò và kiểm tra kỹ bề mặt dán phải được úp xuống dưới.

Chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên tấm trải.

Từ từ trải ra theo chiều đã định sẵn và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng cách khò gas. Gas sẽ làm tan chảy bề mặt và tạo lớp màng dính vào bề mặt đã được dính lót.

Lướt ngọn lửa gas đều tay để khò dính bề mặt bên dưới màng, đồng thời đốt nóng bề mặt thi công, dán phần màng vào khu vực này. Lưu ý thực hiện thao tác nhanh để đạt hiệu quả tốt.

chống thấm sân thượng
Chống thấm sân thượng bằng màng khò nóng

Chống thấm sân thượng bằng sơn chống thấm

Sơn chống thấm là một loại sơn được sử dụng nhằm mục đích ngăn chặn hiện tượng thấm dột trên bề mặt thi công xuất hiện do các tác động của môi trường như nắng, gió, mưa,… Lớp sơn chống thấm này sẽ có tác dụng bảo vệ và làm tăng tuổi thọ cho bề mặt sân thượng.

Các bước thực hiện chống thấm sân thượng bằng sơn chống thấm:

Bước 1: Vệ sinh toàn bộ bề mặt sân thượng:

Trước tiên, dùng máy chà hoặc bàn chải sắt để vệ sinh toàn bộ bề mặt sân thượng. Sau đó dùng máy hút bụi hoặc những vật dụng khác có khả năng hút hết bụi bẩn để tạo một bề mặt sân thượng sạch sẽ.

Bước 2: Thi công chống thấm bằng sơn:

Thực hiện sơn lớp sơn lót lên bề mặt sân thượng, nhằm mục đích cung cấp khả năng chống thấm ngược, đảm bảo bề mặt sân thượng không bị bong tróc.

Bước 3: Chờ cho lớp sơn lót khô hoàn toàn trong khoảng 2-4 tiếng tuỳ nhiệt độ, sau đó tiến hành sơn lớp sơn chống thấm lần thứ nhất, không pha loãng.

Sau 2 tiếng tiến hành sơn lớp sơn chống thấm lần thứ 2, để đạt được hiệu quả cao bạn có thể sơn thêm lần thứ 3 để đảm bảo độ chống thấm.

Bước 4: Thi công thêm lớp vữa chống thấm, sau đó sử dụng phương pháp xoa nền để làm phẳng bề mặt.

chống thấm sân thượng
Chống thấm sân thượng bằng sơn chống thấm

Chống thấm sân thượng bằng phương pháp lót gạch

So với các loại vật liệu hay loại gạch thông thường thì gạch chống thấm có ưu điểm nổi bật hơn do có khả năng chống thấm nước tốt. Giúp cho bề mặt sân thượng luôn được bảo vệ và khô ráo, không bị ẩm mốc hay nứt nẻ.

Loại gạch thường được sử dụng để chống thấm là gạch tráng men hay gạch bông, đây là những loại có khả năng chống thấm cao, thậm chí ít bám bụi bẩn. Ngoài ra, khi thi công, các kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp thường thiết kế bề mặt sân thượng có độ dốc nhất định để không bị đọng nước khi trời mưa gây thấm nước.

chống thấm sân thượng
Chống thấm sân thượng bằng gạch chống thấm

Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

Nhựa đường là một loại vật liệu có khả năng bám dính rất tốt. Sử dụng nhựa đường để chống thấm cho bề mặt trần hoặc tường sân thượng bạn sẽ không phải lo những bề mặt này bị bong tróc. Ngoài ra, nhựa đường còn có độ đàn hồi tốt và tính dẻo dai cao.

Các bước chống thấm sân thượng bằng nhựa đường:

Bước 1: Vệ sinh toàn bộ bề mặt cần được chống thấm:

Bạn có thể sử dụng các búi sắt, bàn chải sắt hoặc các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng để làm sạch toàn bộ bề mặt sân thượng trước khi tiến hành chống thấm bằng nhựa đường.

Bước 2: Nấu sôi nhựa đường sau đó quét lên toàn bộ bề mặt cần chống thấm, lưu ý pha thêm một lượng dầu DO để dễ thẩm thấu vào bề mặt bê tông.

chống thấm sân thượng
Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

Chống thấm sân thượng bằng xi măng

Kết cấu của bề mặt sàn và tường bê tông chủ yếu từ xi măng, hồ vữa. Đây bản chất là các muối vô cơ ở dạng rắn, vì vậy, nếu muốn liên kết với các hợp chất khác thì cần được liên kết bởi các chất có bản chất tương tự như xi măng.

Chống thấm bằng xi măng được thiết kế ở dung dịch dạng lỏng, có thể phản ứng với các chất có trong xi măng để đóng thành màng rắn. Một đầu gắn chặt với xi măng nhờ có bản chất tương đồng, một đầu kỵ nước nằm ở ngoài có tác dụng chống thấm nước. Từ đó, nước không thể bám vào bề mặt tường hay nền nhà, ngăn chặn quá trình thấm nước xảy ra.

chống thấm sân thượng
Chống thấm sân thượng bằng xi măng

Chống thấm sân thượng bằng bạt chống thấm

Không giống với các loại bạt thông thường, bạt chống thấm sân thượng phải luôn có độ rộng thừa ra ngoài so với bề mặt sàn. Như vậy mới đảm bảo mặt sàn không bị ngấm nước và thấm nước.

Các bước thực hiện chống thấm sân thượng bằng bạt chống thấm:

Bước 1: Giống như những cách chống thấm khác, bước đầu tiên cần làm là làm sạch bề mặt sân thượng trước khi thực hiện chống thấm. Sử dụng các công cụ như máy chà sàn, bàn chải sắt hoặc các dụng cụ làm sạch sàn chuyên nghiệp để vệ sinh sạch sẽ bề mặt.

Bước 2: Tiến hành nấu sôi dầu hắc và quét lên toàn bộ bề mặt, pha thêm một lượng dầu DO cho loãng để dễ thẩm thấu vào bê tông. Phủ toàn bộ bạt lên bề mặt sàn tránh mưa đột ngột.

Phủ bạt 2 ngày và tưới nước lên bạt 2 lần / ngày

Bước 3: Phủ bạt chống thấm lên, tại độ dốc khoét lỗ cho ống thoát nước. Sau đó tiến hành phủ vữa lót gạch lên trên.

chống thấm sân thượng
Chống thâm sân thượng bằng bạt chống thấm

Trên đây là 6 cách chống thấm sân thượng hiệu quả được nhiều người áp dụng. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm được những thông tin hay, bổ ích và góp phần hỗ trợ cho quá trình thực hiện các phương pháp chống thấm sân thượng.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thiết kế thi công chuyên nghiệp, liên hệ ngay với ZEN architects qua số điện thoại 0344.533.533 để được tư vấn trực tiếp nhanh nhất.

Từ khóa .